Hãy luôn nhớ rằng: Xây dựng thương hiệu được nhiều người biết đến và yêu thích là tài sản quý giá nhất của công ty.
Theo một khảo sát của Nielson, 59% khách hàng thích mua sản phẩm mới từ những thương hiệu quen thuộc với họ.
Là doanh nghiệp nhỏ, có thể bạn phải cạnh tranh với nhiều hãng lớn có lượng khách hàng trung thành và ngân sách khủng dành cho marketing. Đó là lý do vì sao bạn cần tìm cách tạo sự khác biệt với một chiến lược xây dựng thương hiệu vững chắc.
Bạn đã thử áp dụng cách xây dựng thương hiệu sản phẩm nào cho doanh nghiệp mình?
Thương hiệu chỉ gói gọn trong một logo thật ấn tượng hay bài quảng cáo đăng ở vị trí nổi bật nhất? Không, bạn cần nhiều hơn thế để có thể xây được một thương hiệu vững mạnh!
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu được định nghĩa bằng cảm nhận chung của khách hàng về doanh nghiệp của bạn. Để có một thương hiệu thành công phải nhất quán trong công tác truyền thông, trải nghiệm thông qua nhiều yếu tố.
Cụ thể như sau:
- Môi trường (cửa hàng trưng bày hay văn phòng)
- Tờ rơi, bảng hiệu, bao bì
- Website và quảng cáo online
- Nội dung xuất bản
- Dịch vụ sale và chăm sóc khách hàng
Nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos, từng nói rằng “Thương hiệu là những gì người khác nói về bạn sau lưng bạn”
Nói tóm lại, thương hiệu = danh tiếng.
Vậy xây dựng thương hiệu doanh nghiệp có khó không?
Xây dựng thương hiệu trong một đêm, hay thậm chí là một tháng, là chuyện không thể . Nói chính xác xây dựng cho thương hiệu của doanh nghiệp là cả một quá trình. Tuy nhiên, nỗ lực truyền thông không ngừng nghỉ sẽ có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Điều này có thể giúp tăng trưởng doanh số, kéo về nhiều dự án, truyền miệng và lời khen dành cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Xây dựng thương hiệu là gì?
Xây dựng thương hiệu là xây dựng nhận thức về doanh nghiệp bằng các chiến thuật và chiến dịch marketing với mục đích cuối cùng là tạo ra hình ảnh độc nhất và vững chắc trên thị trường.
Năm 2022, bạn có thể xây dựng hình ảnh cho thương hiệu thông qua nhiều hoạt động digital marketing như:
- Trải nghiệm người dùng (chẳng hạn trên website)
- SEO & Content Marketing
- Social Media Marketing là gì
- Email Marketing
- Quảng cáo trả phí (PPC)
Những kênh truyền thông này sẽ hỗ trợ nhau giúp xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu và phát triển thương hiệu. Phần sau bài viết, tôi sẽ nói chi tiết hơn về từng kênh này. Còn bây giờ, tôi sẽ trình bày quy trình xây dựng thương hiệu để doanh nghiệp hay thương hiệu cá nhân có thêm nhiều khách hàng trung thành.
Hãy áp dụng những bước dưới đây trong hành trình xây dựng thương hiệu của bạn!
Những ưu điểm khi xây dựng được một thương hiệu mạnh
Làm nên sự khác biệt cho doanh nghiệp
Ngày nay, thị trường bán buôn vô cùng phát triển với rất nhiều sản phẩm có mẫu mã bắt mắt vậy nên khách hàng của bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn. Nếu bạn chưa biết cách tạo dựng thương hiệu để giúp sản phẩm của bạn trở nên độc quyền thì thị phần cạnh tranh của bạn đang bị đe dọa rồi đó.
Qua đây có thể thấy việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ sẽ quyết định rất lớn đến việc khách hàng có mua sản phẩm của bạn không, hay họ sẽ tìm mua một sản phẩm có thương hiệu tốt hơn, được nhiều người biết đến hơn là một thương hiệu không có tên tuổi.
Vậy nên muốn trở nên nổi bật giữa vô vàn những sản phẩm cùng loại điều kiện tiên quyết là bạn phải độc nhất, bạn phải có được một thương hiệu đủ mạnh và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thương hiệu góp phần nâng cao giá trị sản phẩm
Có lẽ những thương hiệu như: Chanel, Hermes, Iphone… không còn là những cái tên xa lạ với những người yêu thích đồ hiệu phải không nào? Bạn có thắc mắc tại sao cùng là cái túi nhưng nếu là cái túi của thương hiệu Chanel thì sẽ có mức giá rất cao không?
Điểm cốt yếu nằm ở chính thương hiệu Chanel mà họ đã xây dựng, khiến cho ai cũng ao ước được sở hữu những sản phẩm có thương hiệu để khẳng định đẳng cấp của bản thân mình.
Qua ví dụ trên bạn có thể thấy rõ sức mạnh của thương hiệu đã giúp cho giá trị của sản phẩm được nâng tầm như thế nào rồi đúng không? Yếu tố thương hiệu đã thể hiện được danh tiếng, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp muốn trao gửi đến khách hàng của họ.
Tạo sự liên kết giữa thương hiệu và khách hàng
Nếu bạn biết cách xây dựng thương hiệu và thương hiệu của bạn có độ phủ sóng ở nhiều nơi được nhiều người biết đến. Thì lúc này thương hiệu của bạn đang có sự liên kết với những khách hàng của bạn.
Bởi vì khi mua hàng, đứng giữa rất nhiều sản phẩm khác nhau nhưng thương hiệu của bạn đã được họ biết đến trước đó và có một ấn tượng nhất định thì chắc chắn lúc này sản phẩm của bạn sẽ có cơ hội cao được khách hàng lựa chọn.
Thương hiệu uy tín giúp tạo niềm tin với khách hàng
Cùng chung một dòng sản phẩm với mức giá ngang nhau nhưng sẽ có sản phẩm bán chạy hơn, điều khác biệt chính là thương hiệu. Một thương hiệu đủ mạnh sẽ tạo cho khách hàng của họ một niềm tin rằng chúng tôi mong muốn đem đến những gì tốt nhất cho khách hàng của mình.
Thế nhưng để có được một thương hiệu mạnh đòi hỏi bạn phải dành rất nhiều công sức và thời gian thì mới có thể tạo dựng được niềm tin với khách hàng của mình thông qua việc xây dựng thương hiệu.
Những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một thương hiệu
Triết lý và thông điệp
Triết lý và thông điệp sẽ là những kim chỉ nam định hướng cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Với mỗi doanh nghiệp sẽ có một triết lý và thông điệp riêng để định hình và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.
Triết lý và thông điệp mà bạn xây dựng phải có sự nhất quán thể hiện được quyết tâm hành động và những giá trị mà mình sẽ mang đến cho khách hàng. Càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu thì hình ảnh của bạn sẽ càng rõ nét trong lòng khách hàng của bạn, giúp cho khách hàng hiểu được bạn là ai và họ sẽ nhận được giá trị gì khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ đó.
Vậy nên trong phần này bạn phải thể hiện được cái riêng, khác biệt của doanh nghiệp mình so với những đối thủ cạnh tranh khác.
Bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu chính là phần hình ảnh để giúp cho khách hàng hay đối tác có thể nhận biết và hình dung về doanh nghiệp của bạn. Phần cốt lõi trong bộ nhận diện thương hiệu chính là logo. Khi nhắc đến một thương hiệu nào đó người ta sẽ nghĩ ngay đến phần logo điều đó cho thấy logo đã phần nào thể hiện được tính cách thương hiệu mà doanh nghiệp đó đang theo đuổi.
Vậy nên với bất cứ doanh nghiệp nào khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đều chú trọng đến việc thiết kế logo. Các yếu tố như: hình ảnh, font chữ, màu sắc đều phải thể hiện được phong cách và tính chất mà thương hiệu hướng đến.
Sau khi đã có một logo hoàn chỉnh, việc kế tiếp là bạn phải xây dựng một Brand Guidelines để giải thích về ý nghĩa và thông điệp của logo. Logo sẽ là một phần không thể thiết và gắn liền với mọi hoạt động của các doanh nghiệp sau này. Nếu bạn chưa có một bộ nhận diện thương hiệu chuẩn thì cần đặc biệt chú trọng hơn để xây dựng tốt thương hiệu của mình.
Xây dựng nền tảng tốt trên internet
Website là một nền tảng mang tính cốt lõi trong việc xây dựng thương hiệu trên môi trường internet. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, không chỉ đơn thuần là bạn có một địa chỉ website cho doanh nghiệp của mình mà hơn cả là bạn biết cách tận dụng website để tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp của mình.
Thông quan website, những thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, thương hiệu sẽ được cung cấp đến rất nhiều khách hàng. Đây là kênh rất tốt để bạn có thể triển khai các chương trình bán hàng, giới thiệu mặt hàng dịch vụ mới của doanh nghiệp mình.
Truyền thông nội bộ
Song song với việc xây dựng và phát triển thương hiệu ra bên ngoài, bạn cũng cần chú trọng đến việc phổ cập các giá trị và văn hóa mà doanh nghiệp bạn đang theo đuổi cho các nhân viên của mình. Chính những nhân viên sẽ là người trực tiếp làm việc và tạo ra sản phẩm, việc họ thấu hiểu các giá trị và triết lý thương hiệu giúp nhân viên của bạn vận hành công việc tốt hơn.