Trải nghiệm người dùng website

Website là công cụ marketing quan trọng nhất bạn có để phát triển doanh nghiệp và xây dựng chiến lược thương hiệu. Đây là nơi người tiêu dùng sẽ ghé thăm khi muốn biết thêm về doanh nghiệp và hành động khi họ sẵn sàng. Không chỉ tạo sự khác biệt trong trải nghiệm người dùng để đạt được chuyển đổi mà thông điệp của bạn cũng cần thể hiện câu chuyện của thương hiệu.

Bạn cần chú ý mọi chi tiết khi tạo dựng website từ đăng ký tên domain đến web hosting, CMS (tôi khuyên nên dùng WordPress).

Trên hết website phải có một tốc độ tải nhanh và thân thiện trên phiên bản mobile. Đây là một trong những cách tối ưu trải nghiệm người dùng trên website mà bất kỳ webmaster nào cũng phải nắm!

Hầu hết các hoạt động marketing thương hiệu đều kéo traffic về website. Bên cạnh giao diện thiết kế đẹp và chuyên nghiệp, bạn cũng cần content thu hút. Nhắc đến content, tôi sẽ nói đến công cụ digital brand tiếp theo: SEO & content marketing.

SEO & Content Marketing

Một trong những cách lâu dài và hiệu quả để tăng độ nhận diện thương hiệu và tạo traffic organic liên quan đến website là SEO và content chuẩn.

Có rất nhiều cách để giành thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Nhưng chung quy hãy đặt mục tiêu là chiến dịch SEO toàn diện đáp ứng những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng website cũng như tạo ra content chất lượng cao thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng.

Nói tóm lại: Chiến dịch content marketing sẽ giúp bạn kết nối tốt hơn với khách hàng mục tiêu và hỗ trợ họ trong suốt hành trình khách hàng – xây dựng độ tin tưởng cho thương hiệu để đi đến kết quả cuối cùng là chuyển đổi.

Nền tảng quan trọng nhất của SEO và content luôn là blog của website. Khi xây dựng blog cho website, bạn cần cân nhắc:

  • Content nào sẽ đánh trúng tâm lý khách hàng mục tiêu?
  • Content được tìm thấy trên kết quả tìm kiếm organic như thế nào?
  • Khi nào nên đăng bài viết mới một lần?
  • Kế hoạch thúc đẩy content là gì?

Đừng chỉ dừng lại ở bài blog mà còn là infographic, video, podcasting, case study, whitepaper, lead magnet (những hình thức thu hút lead trên website) …

Social Media

Người tiêu dùng thông minh thường dùng mạng xã hội khi quyết định mua sản phẩm từ thương hiệu nào đó (chiếm hơn 74%). Làm thế nào thương hiệu của bạn có thể giới thiệu, giao tiếp, tương tác với khách hàng thông qua social media hiệu quả?

Chiến lược thương hiệu trên social media marketing hiệu quả bao gồm:

  • Chọn content liên quan
  • Đăng content chính gốc
  • Tương tác, xây dựng cộng đồng
  • Quảng cáo trả phí

Social media được thực hiện tốt sẽ giúp xác định nên làm gì để kết nối hiệu quả với cộng đồng của bạn.

Mọi hãng nên xuất hiện dưới một hình ảnh thống nhất trên mọi kênh mạng xã hội thông qua content chất lượng và liên quan. Với social media, mục tiêu đầu tiên của bạn là tạo sự tin tưởng với khách hàng. Sau đó biến họ thành khách hàng trung thành rồi khiến họ ủng hộ sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Email Marketing

Bạn có biết tỉ lệ nhấp chuột cao nhất đến từ email bạn gửi đến danh sách đang có?

Đừng xem thường tầm quan trọng khi lên danh sách email ngay từ sớm trong quá trình xây dựng thương hiệu. Hãy xem danh sách email marketing như cộng đồng khắng khít và đối xử với subscriber theo cách đó.

Triển khai chiến dịch email marketing giúp tăng tỉ lệ click đến website. Bạn có thể tạo danh sách subscriber bằng nhiều hình thức trên website như:

  • Pop Up
  • Sidebar
  • Scroll Mat
  • Slide-in
  • Các hình thức lead magnet
  • Các hình thức landing page

Content chuẩn, hay, đúng lúc, đúng chỗ, đúng người là yếu tố thiết yếu để kéo traffic về website và tăng tỷ lệ chuyển đổi từ email. Và không phải mọi thông điệp email đều dùng để chào bán hàng do khách hàng đang ở những giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng.

Hãy dùng những loại hình chiến dịch email sau đây khi nhắm vào khách hàng cụ thể trong phễu marketing của bạn.

  • Quảng cáo bán hàng (tiêu chuẩn/theo mùa)
  • Không bán hàng (blog)
  • Newsletter
  • Thư chào mừng
  • Gửi email nhỏ giọt
  • Từ bỏ giỏ hàng (ecommerce)

“Email is king” khi số liệu đã chứng minh rằng email marketing có thể tạo ra ROI trị giá 44$ khi đầu tư $1.

Quảng cáo trả phí

Xây dựng chiến dịch quảng cáo trả phí thành công cho thương hiệu có rất nhiều thử thách. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ hiệu quả của quảng cáo PPC.

Một chiến dịch trả phí mạnh mẽ trên nền tảng như Google Ads hay Facebook chủ yếu dựa trên:

  • Đặt mục tiêu quảng cáo trả phí thông minh
  • Định vị chính xác khách hàng mục tiêu
  • Cấu trúc chiến dịch/tổ chức rõ ràng
  • Theo dõi sát sao tình hình
  • Viết bài, hình ảnh, thiết kế ấn tượng, sáng tạo
  • Thực hiện split-testing để tối ưu
  • Sử dụng đúng từ khóa

Hãy nhớ:

Chỉ một mình quảng cáo trả phí cũng có thể làm cạn kiệt ngân sách của bạn. Và một khi không chạy quảng cáo nữa thì lead và sale có thể chững lại. Sức mạnh của quảng cáo trả phí là đạt được kết quả trong thời gian ngắn. Chắc chắn nó hiệu quả nhưng bạn cần chiến dịch PPC đi kèm với các kênh inbound marketing khác vì mục tiêu ROI lâu dài.

Phân tích & Báo cáo

Tiếp theo, bạn sẽ muốn theo dõi quá trình hàng tháng, hàng năm. Từ dữ liệu này, bạn có thể điều chỉnh chiến dịch xây dựng thương hiệu và hoạt động marketing để thúc đẩy những chiến thuật mang đến hiệu quả cao nhất.

Báo cáo Analytics nên hỗ trợ đắc lực mục tiêu chiến lược và KPIs của doanh nghiệp. Và đáng ngạc nhiên là 75% doanh nghiệp nhỏ không dùng công cụ phân tích để theo dõi tình hình kinh doanh. Bước đầu tiên bạn cần cài đặt Google Analytics cho website. Công cụ này hoàn toàn miễn phí và cung cấp hàng tá thông tin có giá trị về hành vi người dùng. Bạn cũng có thể cài đặt goal để theo dõi chuyển đổi.

Giờ bạn đã có cái nhìn toàn diện về chiến lược xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thông qua marketing, tương tác và xây dựng cộng đồng. Hãy kết hợp tất cả trong một chiến lược xây dựng thương hiệu và nhất quán trong mọi hoạt động mà mọi doanh nghiệp cần để xây dựng thương hiệu thành công trong thời đại số.

Published On: Tháng Sáu 24th, 2020 / Categories: Digital Marketing, Inbound Marketing, Marketing Strategy /