Trong lịch sử đã có rất nhiều thương hiệu đã thành công mà không cần tới chi phí quảng cáo khổng lồ là vì đâu? Marketing truyền miệng hay Word of mouth marketing (WOMM) chính là yếu tố giúp các thương hiệu thành công. Vậy WOMM là gì? yếu tố nào giúp WOMM thành công? Trong bài viết này hãy cùng VietnamMedia đi tìm hiểu về marketing truyền miệng là gì? cũng như những hình thức marketing truyền miệng mà bạn nên biết và tham khảo có thể sẽ có tác dụng đối với doanh nghiệp.
Marketing truyền miệng là gì?
Marketing truyền miệng là loại marketing có chi phí thấp nhất trong các loại marketing, bởi vì nó dựa trên sự truyền miệng của khách hàng và hoàn toàn miễn phí.
Nếu bạn để ý sẽ thấy rằng, bản thân hoặc những người xung quanh chúng ta hiện nay, hễ họ muốn mua một món hàng gì đó. Sẽ có 3 bước họ làm:
1. Search Google hoặc Facebook để tìm kiếm thông tin về sản phẩm cần mua
2. Hỏi ý kiến và nhận đánh giá, lời khuyên từ bạn bè, người thân từ những sản phẩm đó
3. Cân nhắc và đưa ra quyết định mua hàng
Bước 1 là điều thường xuyên xảy ra thế nhưng một thực tế đó là có rất nhiều nguồn thông tin, đơn vị cung cấp sản phẩm bạn cần mua. Tôi và bạn đều đủ hiểu, thời buổi công nghệ và marketing phát triển như hiện nay, đâu đâu cũng thấy quảng cáo ẩn náu dưới nhiều hình thức khác nhau, dù một cách gì đó tự nhiên nhất bạn cũng tự nhủ: “Chậc! Đừng vội tin! Đấy chỉ là quảng cáo thôi. Quảng cáo dĩ nhiên là tốt, là hay rồi.”
Bởi vậy mới có bước thứ 2, khi mà tờ rơi, quảng cáo trên truyền hình, internet và các thiết bị điện tử đã trở nên quá nhàm chán và thiếu thông tin bổ ích, người tiêu dùng vẫn luôn coi lời khuyên từ bạn bè, người thân là một nguồn thông tin đáng tin cậy trước khi rút ví cho một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Vậy, bạn phải làm gì để mỗi khách hàng tự nguyện rỉ tai mọi người về mặt hàng bạn đang kinh doanh? Bí quyết nằm ở 7 phương pháp marketing truyền miệng dưới đây:
Bản chất của marketing truyền miệng là gì
WOMM là hình thức giao tiếp giữa con người với nhau, cũng giống như C to C, các hình thức này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện truyền thông xã hội hoặc điện thoại. Từ đó các thông điệp của doanh nghiệp được truyền tai nhau một cách nhanh chóng hơn trong cộng đồng. Có rất nhiều hình thức marketing truyền miệng hiện nay như: Marketing lan truyền, marketing sắp dặt, marketing tin đồn, marketing trên facebook cá nhân,….
Khi mà tờ rơi hay quảng cáo trên Tivi và các thiết bị khác trở nên nhàm chán và tàm thường thì người tiêu dùng vẫn tin vào những lời khuyên từ bạn bè, người thân trước khi mua một sản phẩm nào đó. Nhưng làm thế nào để mỗi khách hàng sẽ đều sẵn sàng chia sẻ cho bạn bè của họ mặt hàng bạn kinh doanh. Cùng tìm hiểu các hình thức marketing truyền miệng ở phần tiếp theo nhé.
7 hình thức marketing truyền miệng bạn nên biết
1. Buzz Marketing – Marketing truyền miệng bằng tin đồn
Đây là một trong các hình thức marketing truyền miệng sử dụng những chương trình giải trí hay tin tức “rỉ tai” để người tiêu dùng bàn tán về sản phẩm – dịch vụ, thương hiệu của bạn. Cách làm marketing truyền miệng này tốc độ lan truyền mạnh, thời gian lan truyền nhanh, quy mô lan truyền rộng
Nhưng chắc hẳn các bạn không còn lạ lẫm gì trước những sự cố rò rỉ thông tin “ngoài ý muốn” (hưng thực chất là cố ý) của các hãng phim, ca sĩ và các công ty công nghệ.
Ví dụ về marketing truyền miệng sử dụng buzz marketing, thông tin về chiếc điện thoại iPhone của Apple đã được lan truyền trên các phương tiện truyền thông trước khi nguồn tin chính thức được công bố tại Hội nghị MacWorld vào ngày 9.1.2007 đã làm mọi người xôn xao bàn tán, tò mò về sản phẩm này.
Dựa vào sự kỳ vọng của người tiêu dùng về một sản phẩm hoàn hảo tương tự như máy nghe nhạc Ipod, Apple đã biết cách kích thích nhu cầu của thị trường lên tối đa với ước mong sở hữu một chiếc điện thoại đẹp nhất với các tính năng hoàn hảo nhất.
Các marketer đã biết học cách hé mở thông tin về sản phẩm cho một vài người “đinh”, dùng quảng cáo truyền miệng để những người này truyền tai cho một số người khác và nguời khác nữa. Sự tò mò đã giúp cho lợi ích của marketing truyền miệng phát huy hết sức mạnh của mình.
Viral marketing là hình thức marketing truyền miệng 3.0, quảng cáo sản phẩm và dịch vụ thông qua các cổng thông tin internet, các cửa sổ hiện ra trong trình duyệt web, các quảng cáo đính kèm email được gửi đi cho nhiều đối tượng.
Hẳn nhiều người còn nhớ đến ví dụ điển hình rất thành công của marketing lan truyền là sự ứng dụng dịch vụ webmail miễn phí phổ biến từ năm 1997 – Hotmail. Hotmail cung cấp cho người dùng thư điện tử miễn phí nhưng ở cuối mỗi email gửi đi đều có dòng quảng cáo đăng ký tài khoản hộp thư điện tử.
Hotmail nhanh chóng trở thành một cái tên được nhiều người biết đến trong cộng đồng sử dụng internet lúc đó và từ con số 0, Hotmail đã phát triển số lượng người sử dụng dịch vụ lên đến 12 triệu người trong vòng 18 tháng. Một kỷ lục mà Yahoo hay Google Mail đã từng thèm muốn. Và nếu bạn là người thường xuyên lướt web thì cũng sẽ không xa lạ với hình thức “Tell a friend” – giới thiệu thông tin cho bạn bè.
Thử tưởng tượng khi một người nói cho năm người và mỗi năm người ấy lại truyền tai cho năm người nữa thì hiệu quả của marketing truyền miệng sẽ như thế nào?
3. Community Marketing – Marketing truyền miệng cộng đồng
Đây là hình thức marketing truyền miệng thông qua việc hình thành hay hỗ trợ cho những hội nhóm, cộng đồng để từ đây, các thành viên mặc sức chia sẻ thông tin, sự quan tâm về sản phẩm – dịch vụ hay thương hiệu của bạn.
Marketing cộng đồng thường có mặt tại các câu lạc bộ người hâm mộ, các diễn đàn hoặc hội nhóm cùng sở thích… Công ty chuyên sản xuất thực phẩm dành cho trẻ em General Mills đã tạo hẳn trang web Millsberry để các em thiếu nhi có thể vào đó chơi game, tham gia các hoạt động do công ty tạo ra hay kết bạn bốn phương. Sự bùng nổ các cộng đồng cả online lẫn offline đã góp phần giúp các doanh nghiệp tiếp cận và triển khai tiếp thị hình ảnh sản phẩm thương hiệu của mình.
4. Brand Blogging – Marketing truyền miệng trên trang cá nhân
Một ví dụ điển hình của hình thức marketing truyền miệng này là Hãng Microsoft đã khuyến khích nhân viên của mình viết blog để ghi lại những công việc hàng ngày, giới thiệu những sản phẩm công nghệ mà họ đã sáng tạo ra hay chính đời sống gia đình của họ.
Theo những người quản lý của Microsoft, nhân viên viết blog sẽ tạo tiếng nói “thật” về công ty, chứ không phải áp đặt thông tin lên người sử dụng. Và đây cũng không phải là kênh rao bán giới thiệu sản phẩm nhằm tăng doanh số.
Blog của nhân viên chỉ đơn thuần đem lại cái nhìn “đời” hơn về Microsoft, về chính những con người làm ra các sản phẩm tuyệt vời đó. Tuy nhiên, may mắn cho Microsoft, nhân viên của họ đều có tư tưởng công nghệ và một loạt giá trị chung, còn thực tế, thật khó khăn khi kiểm soát những thông tin trên nhật ký mạng này.
5. Evangelist Marketing – Marketing truyền giáo
Trong quá trình hình thành và phát triển, cà phê Starbucks đã tạo cho mình một thương hiệu có vô số những người “nghiện” cà phê nặng. John Writer Smith là một trong số những người nghiện đó, nhưng đặc biệt hơn, anh đã có một bộ sưu tập công phu về những chuyến viếng thăm các cửa hàng Starbucks vòng quanh thế giới. John đã thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon của Starbucks tại 4.500 cửa hàng tại Bắc Mỹ và 213 địa điểm khác ở các châu lục.
John cẩn thận lưu lại những khoảnh khắc ấy bằng hình ảnh và cả ngày tháng ghé thăm để đăng trên trang web riêng StarbucksEverywhere.net. Trang web này luôn nằm trong top 10 của Google khi bạn tìm kiếm từ “Starbucks” và nghiễm nhiên trở thành công cụ quảng cáo miễn phí cho nhãn hiệu cà phê này.
Cách làm marketing truyền miệng kiểu truyền giáo không khó, chỉ đơn giản phát hiện ra một đội ngũ các tình nguyện viên – những tuyên truyền viên tự nguyện để họ tự nắm lấy vai trò chủ đạo giới thiệu tên tuổi và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Tất nhiên, chi phí hỗ trợ sẽ ít hơn rất nhiều so với các hình thức quảng cáo khác, nhưng sự tin cậy luôn luôn dẫn đầu.
6. Grassroots Marketing – Marketing bình dân
Marketing bình dân là hình thức marketing truyền miệng tạo lập và khuyến khích những người tình nguyện có quan tâm sâu sắc đến sản phẩm – dịch vụ hay thương hiệu của bạn trở thành những cheerleader – người cổ vũ nhiệt tình. Bạn sẽ có một đội ngũ bán hàng tự nguyện hùng hậu đầy tin cậy có thể truyền tải thông điệp marketing một cách nhanh nhẹn và linh hoạt hơn bất kỳ một phòng ban marketing nào. Môi trường thân thiện, sự gắn kết đặc biệt giữa doanh nghiệp và người tham gia là những chất xúc tác tạo ra thành công cho hình thức marketing này.
Tập đoàn Hewlett-Packard đã khuyến khích hàng ngàn cựu nhân viên của mình trở thành các đại sứ nhãn hiệu, những người bán hàng tự nguyện khi họ đã về hưu. Không ai hết, chính các cựu nhân viên này hiểu rõ cặn kẽ về sản phẩm của mình, truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm mà họ có được khi còn làm việc tại đây cho những người khác. Đồng thời, đây cũng là một cách ứng xử “có tình có nghĩa” – một hình thức marketing truyền miệng của HP.
7. Product Seeding/Celebrity Product Placement – Marketing sắp đặt
Các marketers từ lâu đã thấm nhuần vai trò và sức mạnh của cách làm marketing truyền miệng qua người nổi tiếng. Không chỉ đơn thuần là sự tán dương, hay khuyến khích sử dụng sản phẩm nào đó trong các bài quảng cáo trên các báo tiêu dùng, việc những người nổi tiếng đích thân sử dụng sản phẩm và cho vào danh sách “vật bất ly thân”, “vật dụng yêu thích nhất”… sẽ làm tăng thêm lòng tin cho người tiêu dùng.
Với cách gắn tên tuổi như thế, không ngạc nhiên cho lắm khi các hãng thời trang, mỹ phẩm, trang sức trên thế giới giành nhau có mặt trong túi quà tặng cho khách mời tham dự tại các buổi lễ trao giải có tiếng tăm.
Chỉ cần một nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng ngày hôm sau xuất hiện trên trang bìa của một tạp chí với chiếc mắt kính sành điệu, thì gần như ngay lập tức các cửa hàng của hiệu kính đó người ra vào sẽ rất tấp nập. Hay bạn có thể thấy những ví dụ thường gặp trên Facebook của mình, khi những nhân vật có sức ảnh hưởng tới cộng đồng mạng đăng tải những status, hình ảnh khen ngợi khéo léo sản phẩm, dịch vụ nào đó, và những người theo dõi họ gần như sẽ trở nên quan tâm ngay lập tức.